ĐIỀU LỆ MANG LƯỚI CƠ SỞ CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN (VDDN)

Ở Việt Nam hiện nay, các trung tâm, cơ sở, cá nhân, mô hình can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển (RLPT) đang được mở ra rất nhiều mà chưa có sự quản lý từ cơ quan chức năng hay nghề nghiệp, đặt dấu hỏi lớn về chất lượng… Hiện đã có Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam và các câu lạc bộ phụ huynh ở các tỉnh thành, chủ yếu dành cho phụ huynh, chưa có mạng lưới hay hiệp hội nghề nghiệp dành cho các nhà chuyên môn. Việc không có một hiệp hội nghề nghiệp để kiểm soát và chứng nhận chất lượng dịch vụ của các cơ sở can thiệp, điều này về lâu dài làm ảnh hưởng đến cơ hội được học hỏi và phát triển đúng cách của trẻ, và lòng tin của xã hội với các cơ sở và cá nhân làm dịch vụ can thiệp.

Các trung tâm, lớp, trường, nhóm can thiệp chuyên biệt và hòa nhập (gọi chung là cơ sở can thiệp) được thành lập đáp ứng nhu cầu xã hội, tuy vậy cách thức hoạt động, chất lượng và chuyên môn có nhiều vấn đề hoặc chưa chuyên nghiệp. Các cơ sở can thiệp cũng có nhu cầu tập hợp lại để hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau. Vì vậy việc thành lập mạng lưới các cơ sở can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển là điều cần thiết.

 Chức năng, nhiệm vụ, cách tiêu chí hoạt dộng

  1. Chức năng

Tập hợp các cơ sở can thiệp, các nhà chuyên môn để xây dựng một tổ chức thống nhất, làm việc theo quan điểm khoa học, tân tiến, có kiểm chứng, từ đó giúp việc can thiệp, hỗ trợ trẻ và gia đình hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

  1. Nhiệm vụ
  • Hỗ trợ nhau về mặt pháp lý, quản lý, hoạt động và chuyên môn
  • Chia sẻ về chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
  • Bảo vệ lẫn nhau khi có những vấn đề liên quan đến uy tín, pháp lý hoặc những tình huống bất lợi xảy ra
  1. Tiêu chí
  • Hoạt động dựa trên cơ sở thực chứng và khoa học (ví dụ sử dụng các phương pháp can thiệp có chứng minh khoa học là hiệu quả như ESDM, ABA, VBA, âm ngữ trị liệu, điều hòa cảm giác… )
  • Có quy trình tương đối chuẩn, bao gồm đánh giá đầu vào, lên chương trình, đánh giá quá trình can thiệp (ví dụ 6 tháng một lần), kết hợp và hợp tác chặt chẽ với gia đình và nhà trường (nếu trẻ đang đi học trường bình thường)
  • Có các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của gia đình và xã hội: tư vấn, tập huấn cho phụ huynh, cung cấp tài liệu, công khai việc can thiệp và luôn đặt gia đình/phụ huynh vào trung tâm của quá trình can thiệp
  1. Thành viên mạng lưới và tiêu chí tham gia Mạng lưới
  2. Thành viên mạng lưới
  • Trung tâm/cơ sở can thiệp được thành lập ít nhất 1 năm trở lên, có đăng ký hoạt động dưới các cơ quan và tổ chức chính danh của Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực can thiệp cho trẻ có rối loạn phát triển
  • Nằm trên các địa bàn xã/phường hoặc quận/huyện của Việt Nam
  • Đồng ý với Điều lệ, đảm bảo và đạt được các tiêu chí Mạng lưới có thể được xem xét tham gia mạng lưới.
  1. Tiêu chí tham gia mạng lưới

2.1. Tiêu chuẩn đạo đức thực hành nghề cho cơ sở can thiêp

(1) Tất cả người quản lý và cán bộ của một cơ sở cụ thể cần trung thực về nền tảng học vấn, khả năng và kinh nghiệm.

(2) Không nói quá và nói sai về khả năng của mình.

(3) Sử dụng và ứng dụng những phương pháp can thiệp mang tính khoa học và được chứng minh là có hiệu quả trong can thiệp cho trẻ rối loạn phát triển. Không sử dụng những biện pháp can thiệp chưa được biết rõ về nguyên lý và hiệu quả của nó.

(4) Thường xuyên tiếp cận, học hỏi những phương pháp mới nhất, khoa học nhất để can thiệp trẻ tự kỷ.

(5) Đặt lợi ích và nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ lên hàng đầu.

(6) Không đưa hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ và gia đình lên các phương tiện thông tin đại chúng (trừ mục đích nhân đạo).

(7) Tôn trọng đồng nghiệp. Không đưa những bình luận có thể gây hại cho cá nhân hoặc cơ sở khác.

(8) Tôn trọng trẻ và gia đình trẻ. Không bình luận hay phát xét về các vấn đề của trẻ, tôn trọng mọi quyết định của gia đình trẻ liên quan đến vấn đề can thiệp và dạy dỗ trẻ.

(9) Đảm bảo tính công bằng trong quá trình can thiệp: mọi đưa trẻ đều được can thiệp, hướng dẫn, chỉ bảo một cách đầy đủ và tận tâm; được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với từng lứa tuổi.

(10) Không lợi dụng trẻ và gia đình dưới bất cứ hình thức nào.

2.2. Tiêu chuẩn về nhân sự

2.2.1. Cán bộ quản lý

Mỗi cơ sở phải có ít nhất một cán bộ quản lý hành chính và cán bộ quản lý chuyên môn. Không có yêu cầu cụ thể về quản lý hành chính. Yêu cầu cho quản lý chuyên môn là phải có bằng thạc sĩ trở lên ở các lĩnh vực liên quan như tâm  thần học, thần kinh học, tâm lý học, tâm lý-giáo dục, giáo dục đặc biệt, công tác xã hội.

2.2.2. Cán bộ đánh giá

Cán bộ đánh giá phải có bằng thạc sĩ trở lên ở các lĩnh vực liên quan như tâm thần, tâm lý học, tâm lý – giáo dục giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, với ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc, được đào tạo chuyên sâu về đánh giá. Phương pháp đánh giá nên bao gồm cả phỏng vấn người chăm sóc, quan sát và sử dụng trắc nghiệm. Trắc nghiệm nên có đánh giá phát triển, đánh giá kỹ năng, đánh giá nhận thức, đánh giá hành vi-cảm xúc. Không có yêu cầu cho sử dụng trắc nghiệm cụ thể.

2.2.3. Cán bộ giám sát

Cán bộ giám sát phải có bằng thạc sĩ trở lên ở các lĩnh vực liên quan như tâm lý học, tâm lý – giáo dục giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Khi giám sát nhóm trẻ học tiểu học, người giám sát cần có bằng cử nhân về sư phạm giáo dục tiểu học.

2.2.4. Cán bộ can thiệp

Cán bộ can thiệp tốt nghiệp cử nhân trở lên từ một trong cách ngành: tâm lý học, tâm lý – giáo dục, giáo dục học, các ngành sư phạm (trừ mầm non và giáo dục đặc biệt) cần bổ sung chứng chỉ giáo dục hòa nhập hoặc giáo dục đặc biệt, công tác xã hội, phục hồi chức năng, y khoa, hoặc tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngành giáo dục đặc biệt

2.2.5. Nhân viên nuôi dưỡng, vệ sinh, y tế

Nhân viên nuôi dưỡng cần đạt trình độ tối thiểu là trung cấp nghề nấu ăn hoặc mầm non. Khuyến khích các cơ sở có nhân viên y tế, tốt nghiệp từ trung cấp y tế trở lên và có thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và học sinh của cơ sở.

2.3. Tiêu chuẩn về phương pháp tiếp cận sử dụng để can thiệp

Các phương pháp được sử dụng trong can thiệp phải là phương pháp có bằng chứng khoa học, ví dụ như phân tích hành vi ứng dụng (ABA), đào tạo phép thử riêng biệt (DTT), trị liệu hành vi bằng lời (VB), mô hình can thiệp Denver bắt đầu sớm (ESDM), điều trị và giáo dục cho trẻ tự kỷ và các khuyết tật về giao tiếp (TEACCH), đào tạo phản hồi then chốt (PRT), JASPER, âm ngữ trị liệu, mầm non, giáo dục phổ thông, trị liệu hoạt động (OT), các chương trình giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học có sự điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch can thiệp cá nhân của một trẻ cụ thể.

2.4. Tiêu chuẩn về quy trình can thiệp

Quy trình can thiệp bắt buộc phải được thực hiện theo lần lượt các bước sau:

(1) Đánh giá xác định vấn đề, được thực hiện bởi các thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo và có kinh nghiệm về đánh giá.

(2) Đánh giá lên chương trình, được thực hiện bởi quản lý chuyên môn hoặc cán bộ can thiệp đã được hướng dẫn đánh giá lên chương trình.

(3) Can thiệp, sau khi cán bộ can thiệp đã được trao đổi lại toàn bộ các kết quả đánh giá của trẻ từ người đánh giá, với một số gợi ý can thiệp ban đầu. Chương trình can thiệp nên có sự đồng thuận giữa người đánh giá (định hướng can thiệp), người lên chương trình (có thể là giáo viên can thiệp) và gia đình trẻ; trong trường hợp trẻ vẫn đang can thiệp tại trường mầm non hay đi học hòa nhập thì nên có sự phối hợp từ phía nhà trường.

(4) Giám sát việc can thiệp.

(5) Lượng giá theo giai đoạn bao gồm nhận xét từng tháng và đánh giá lại kỹ năng sau 6 tháng.

(6) Kết thúc và chuyển giao/chuyển tiếp.

2.5. Tiêu chuẩn về kế hoạch can thiệp

Kế hoạch can thiệp phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá. Kế hoạch này phải có mục tiêu trọng tâm 3 đến 6 tháng và được xây dựng theo từng tháng/ từng tuần. Trước khi đưa vào can thiệp, kế hoạch cần phải được thảo luận với những người có liên quan (người giám sát, quản lý chuyên môn, người đánh giá, cán bộ can thiệp trước đó của trẻ) và cần phải được trao đổi, được sự đồng ý và hợp tác của phụ huynh.

2.6. Tiêu chuẩn về việc tổ chức các hoạt động định kỳ tại cơ sở

2.6.1. Đào tạo, tập huấn

  1. Dành cho cán bộ nhân viên của cơ sở: tập huấn nội bộ (tại cơ sở): ít nhất 1 lần/tháng; tập huấn với chuyên gia (tại cơ sở hoặc thông qua cử cán bộ tham gia các khoá tập huấn, hội thảo chuyên môn): ít nhất 2 lần/năm.
  2. Dành cho phụ huynh: ít nhất 1 lần/3 tháng.

2.6.2. Họp chuyên môn tại cơ sở

Các cuộc họp diễn ra ở 3 mức độ: họp cá nhân, họp nhóm nhỏ và họp toàn cơ sở. Nội dung có thể là hành chính, thảo luận chuyên môn hoặc tập huấn nội bộ.

  1. Họp cá nhân: Người giám sát hoặc quản lý cơ sở trực tiếp làm việc với một cán bộ của cơ sở, bao gồm việc hướng dẫn chuyên môn, thảo luận về những vấn đề riêng của cá nhân đó liên quan đến công việc mà không cần hoặc không nên họp trước cả cơ sở.
  2. Họp nhóm nhỏ: Thành phần tham gia là nhóm cán bộ can thiệp (khuyến khích có sự tham gia của cán bộ giám sát). Sau mỗi cuộc họp phải có biên bản ghi chép lại nội dung họp báo cáo lại với cán bộ giám sát và quản lý chuyên môn về các vấn đề gặp phải ngay sau tiết dạy. Kết thúc cuộc họp này phải đưa ra được giải pháp ngay cho những tiết dạy tiếp theo.
  3. Họp toàn cơ sở (Dành ít nhất một buổi (tương đương nửa ngày làm việc)): Thành phần tham gia là tất cả cán bộ nhân viên của cơ sở. Nội dung cuộc họp tổng kết công việc cả tuần, đưa ra các trường hợp cụ thể, các vấn đề và giải pháp đã áp dụng và hiệu quả của giải pháp đó, nêu khó khăn chưa xử lý được sẽ được đưa ra thảo luận tìm giải pháp. Nếu giải pháp giáo viên sử dụng đã có hiệu quả thì chia sẻ kinh nghiệm. Kết thúc cuộc họp tất cả này phải đưa ra được: Kế hoạch làm việc cụ thể cho tuần sau và các giải pháp xử lý vấn đề của trẻ mà giáo viên đang gặp khó khăn hoặc vấn đề làm việc với phụ huynh.

2.6.3. Làm việc với gia đình trẻ

Tổ chức họp phụ huynh ít nhất 1 lần/3 tháng. Người quản lý cơ sở và cán bộ giám sát, cán bộ trực tiếp can thiệp cho trẻ cần trao đổi với phụ huynh mọi thông tin; tập huấn và hướng dẫn phụ huynh cách chơi, cách dạy; nhiệm vụ cho phụ huynh (bài tập về nhà cho phụ huynh, bài tập cụ thể và đơn giản, liên quan đến kỹ năng sống hàng ngày, tên bài tập, cách thực hiện, nguyên liệu, đánh giá, hoặc lồng ghép trong kế hoạch); phối hợp và chia sẻ chương trình, kế hoạch với phụ huynh.

2.7. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

  1. Các công trình của cơ sở được xây dựng kiên cố, an toàn.
  2. Cơ sở có môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, an toàn, thân thiện, phù hợp với trẻ.
  3. Phòng học đạt tiêu chuẩn ánh sáng học đường, đảm bảo không khí, nhiệt độ phù hợp, có công trình vệ sinh khép kín hoặc liền kề đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng. Thiết bị vệ sinh phù hợp với độ tuổi và hiện đại;
  4. Trang thiết bị lớp học có đủ thiết bị theo danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho can thiệp và đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, hiện đại và đảm bảo với điều kiện tổ chức học tập của từng nhóm lớp hoăc cá nhân.
  5. Nhà bếp có trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong cơ sở; đảm bảo quy trình bếp một chiều.
  6. Cở sở được trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo an ninh, an toàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, hộp đồ dùng y tế.

2.8. Các tiêu chuẩn khuyến khích

  1. Đánh giá – chẩn đoán: các cơ sở được khuyến khích có cán bộ đánh giá chuyên nghiệp và riêng
  2. Phòng ốc: đủ ánh sáng, không có tiếng ồn, trang trí phù hợp, có lịch trình bằng tranh.
  3. Đào tạo một số lĩnh vực khác, các dịch vụ theo yêu cầu của phụ huynh về nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, kỹ năng sống.
  4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho trẻ: tham quan, dã ngoại ngoài trời, v.v
  5. Thực hiện hoạt động hòa nhập cho trẻ khi phù hợp.
  6. Giao bài tập (phiếu bài tập về nhà cho phụ huynh).
  • Tổ chức và cách thức hoạt động
  1. Tổ chức
  • Ban cố vấn: là những người có chuyên môn, có công sức đóng góp cho hoạt động xây dựng và phát triển của mạng lưới
  • Ban điều hành: bao gồm chủ tịch, phó chủ tích, thư ký là đại diện các cơ sở/trung tâm
  • Ban giám sát: được thành lập theo các đợt để giám sát chéo các cơ sở/trung tâm với nhau. Ngoài ra, ban giám sát sẽ được thành lập khi có thành viên mới muốn gia nhập Mạng lưới. Thành viên của ban giám sát là đại diện các cơ sở/trung tâm đang nằm trong Mạng lưới.
  • Thành viên: là cơ sở/trung tâm can thiệp cho trẻ có Rối loạn phát triển
  1. Cách thức hoạt động
    • Hoạt động chung
  • Hàng năm các cơ sở/trung tâm trong Mạng lưới tập huấn chung ít nhất 1 lần
  • Tham gia soạn tài liệu chung
  • Tổ chức các cuộc thi giữa các trung tâm trong Mạng lưới
    • Vai trò của ban điều hành
  • Ban điều hành họp thường niên ít nhất 2 lần/năm, nhằm trao đổi về hoạt động và các chiến lược duy trì và phát triển mạng lưới, kết hợp với giao lưu cán bộ của các cơ sở, và tập huấn nâng cao chuyên môn.
  • Ban điều hành họp đột xuất nếu có vấn đề bất thường xảy ra
  • Ban điều hành có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, thiết lập quan hệ với các cá nhân và tổ chức liên quan, đảm bảo duy trì hoạt động đúng luật và được bảo hộ bởi luật pháp
  • Đồng thời, có trách nhiệm cập nhật thông tin, cung cấp tài liệu, tri thức, phương pháp mới
  • duy trì và mở rộng mối quan hệ với các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế
  • Khi một cơ sở can thiệp được chứng nhận / công nhận là một thành viên mạng lưới, cơ sở đó phải tuân thủ đúng và nghiêm ngặt quy trình đảm bảo chất lượng… và sẽ được Mạng lưới bảo hộ khi có vấn đề liên quan đến uy tín, chất lượng xảy ra.
  1. Chuyển giao ban điều hành
  • Những người tham gia vào ban điều hành là giám đốc, phó giám đốc hoặc người phụ trách của cơ sở/trung tâm can thiệp
  • Ban điều hành sẽ đươc chuyển giao khi kết thúc năm này và chuyển sang năm mới
  • Phó chủ tịch của năm này sẽ là chủ tịch của năm (hoặc nhiệm kỳ) kế tiếp
    • Kết nạp thành viên mới
  • Đăng ký tham gia với Ban điều hành
  • Đáp ứng đầy đủ tiêu chí tham gia
  • Vượt qua được các đợt kiểm tra của ban điều hành và ban giám sát ít nhất 2 lần trước khi làm lễ kết nạp. (Một lần sau khi đăng ký tham gia và 1 lần trước khi làm lễ kết nạp)
  • Nếu trong lần 2 vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chí tham gia thì sẽ xem xét và gia hạn thêm
  • Đóng góp tài chính đầy đủ
    • Chấm dứt là thành viên của mạng lưới
  • Cơ sở/trung tâm tự nguyện xin ra khỏi Mạng lưới và được sự chấp nhận của ban điều hành
  • Bị khai trừ khỏi mạng lưới trong những trường hợp sau:
  • Làm ảnh hưởng đến uy tín của Mạng lưới
  • Vi phạm điều lệ và các quy định của Mạng lưới
  • Không đóng hội phí hoặc các khoản khác theo yêu cầu
    • Kiểm tra
  • Hàng năm sẽ có ban giám sát đi kiểm tra từng cơ sở/trung tâm để đánh giá các tiêu chí hoạt động
  • Ban giám sát sẽ kiểm tra những nội dung cần thay đổi của cơ sở/trung tâm khi có quyết định cải tạo, sử đổi đối với cơ sở/trung tâm đó của ban điều hành.
  1. Tài chính của mạng lưới
  2. Nguồn tài chính

Tài chính của mạng lưới có thể thu được từ các nguồn sau:

  • Đóng góp thường xuyên và không thường xuyên từ các cơ sở

+ Cụ thể, cơ sở xin tham gia mạng lưới sẽ đóng góp 5.000.000 (năm triệu đồng chẵn) lệ phí tham gia (phục vụ cho việc xem xét, đánh giá qua hồ sơ và thực địa, các chi phí khác).

+ Các cơ sở là thành viên mạng lưới đóng phí 5.000.000 (năm triệu đồng chẵn) một năm.

  • Trích ra từ các hoạt động thu lợi nhuận của mạng lưới (ví dụ tập huấn)
  • Các đóng góp và tài trợ từ cá nhân và tổ chức khác
  1. Cách quản lý và sử dụng tài chính
  • Tài chính mạng lưới được giao cho một cơ sở trong mạng lưới giữ, quản lý

Quy chế chi tiêu được quy định cụ thể cho từng khoản, mục, hoạt động theo văn bản đính kèm, bao gồm nhưng không giới hạn các hoạt động sau: chi cho tập huấn (chuyên gia, tài liệu, ăn ở…); chi phí họp, đi lại của lãnh đạo cơ sở; chi phí mời và quà cho chuyên gia; quà cho các cơ sở nhân các dịp đặc biệt (mở cơ sở mới…)

 

Thông tin chung về mạng lưới (VDDN)

  1. Chức năng

Tập hợp các cơ sở can thiệp, các nhà chuyên môn để xây dựng một tổ chức thống nhất, làm việc theo quan điểm khoa học, tân tiến, có kiểm chứng, từ đó giúp việc can thiệp, hỗ trợ trẻ và gia đình hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

  1. Nhiệm vụ

–          Hỗ trợ nhau về mặt pháp lý, quản lý, hoạt động và chuyên môn

–          Chia sẻ về chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

–          Bảo vệ lẫn nhau khi có những vấn đề liên quan đến uy tín, pháp lý hoặc những tình huống bất lợi xảy ra

  1. Tiêu chí

–          Hoạt động dựa trên cơ sở thực chứng và khoa học (ví dụ sử dụng các phương pháp can thiệp có chứng minh khoa học là hiệu quả như ESDM, ABA, VBA, âm ngữ trị liệu, điều hòa cảm giác… )

–          Có quy trình tương đối chuẩn, bao gồm đánh giá đầu vào, lên chương trình, đánh giá quá trình can thiệp (ví dụ 6 tháng một lần), kết hợp và hợp tác chặt chẽ với gia đình và nhà trường (nếu trẻ đang đi học trường bình thường)

–          Có các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của gia đình và xã hội: tư vấn, tập huấn cho phụ huynh, cung cấp tài liệu, công khai việc can thiệp và luôn đặt gia đình/phụ huynh vào trung tâm của quá trình can thiệp

  1. Các thành viên tham gia mạng lưới đến 2020
  2. Trung tâm Hừng Đông Hà Nội
  3. Trung tâm Thiên thần nhỏ Ninh Bình
  4. Trường chuyên biệt Từ Sơn, Bắc Ninh
  5. Trung tâm Trí Đức Hà Nội
  6. Trung tâm Phúc Tâm An Thanh Hóa
  7. Trung tâm Thiên Thần Nhỏ Hải Phòng
  8. Trung tâm An Tuệ Vĩnh Phúc
  9. Trung tâm Từng Bước Nhỏ Nghệ An
  10. Trung tâm Minh Anh Nghệ An
  11. Trung tâm Gia An Hà Nội
  12. Trung tâm Kazuo Hà Nội

 

  1. Cách thức hoạt động

4.1.  Hoạt động chung

–          Hàng năm các cơ sở/trung tâm trong Mạng lưới tập huấn chung ít nhất 1 lần

–          Tham gia soạn tài liệu chung

–          Tổ chức các cuộc thi giữa các trung tâm trong Mạng lưới

4.2.  Vai trò của ban điều hành

–          Ban điều hành họp thường niên ít nhất 2 lần/năm, nhằm trao đổi về hoạt động và các chiến lược duy trì và phát triển mạng lưới, kết hợp với giao lưu cán bộ của các cơ sở, và tập huấn nâng cao chuyên môn.

–          Ban điều hành họp đột xuất nếu có vấn đề bất thường xảy ra

–          Ban điều hành có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, thiết lập quan hệ với các cá nhân và tổ chức liên quan, đảm bảo duy trì hoạt động đúng luật và được bảo hộ bởi luật pháp

–          Đồng thời, có trách nhiệm cập nhật thông tin, cung cấp tài liệu, tri thức, phương pháp mới

–          duy trì và mở rộng mối quan hệ với các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế

–          Khi một cơ sở can thiệp được chứng nhận / công nhận là một thành viên mạng lưới, cơ sở đó phải tuân thủ đúng và nghiêm ngặt quy trình đảm bảo chất lượng… và sẽ được Mạng lưới bảo hộ khi có vấn đề liên quan đến uy tín, chất lượng xảy ra.

  1. Chuyển giao ban điều hành

–          Những người tham gia vào ban điều hành là giám đốc, phó giám đốc hoặc người phụ trách của cơ sở/trung tâm can thiệp

–          Ban điều hành sẽ đươc chuyển giao khi kết thúc năm này và chuyển sang năm mới

–          Phó chủ tịch của năm này sẽ là chủ tịch của năm (hoặc nhiệm kỳ) kế tiếp

5.1.  Kết nạp thành viên mới

–          Đăng ký tham gia với Ban điều hành

–          Đáp ứng đầy đủ tiêu chí tham gia

–          Vượt qua được các đợt kiểm tra của ban điều hành và ban giám sát ít nhất 2 lần trước khi làm lễ kết nạp. (Một lần sau khi đăng ký tham gia và 1 lần trước khi làm lễ kết nạp)

–          Nếu trong lần 2 vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chí tham gia thì sẽ xem xét và gia hạn thêm

–          Đóng góp tài chính đầy đủ

5.2.  Chấm dứt là thành viên của mạng lưới

–          Cơ sở/trung tâm tự nguyện xin ra khỏi Mạng lưới và được sự chấp nhận của ban điều hành

–          Bị khai trừ khỏi mạng lưới trong những trường hợp sau:

(1)   Làm ảnh hưởng đến uy tín của Mạng lưới

(2)   Vi phạm điều lệ và các quy định của Mạng lưới

(3)   Không đóng hội phí hoặc các khoản khác theo yêu cầu

5.3.  Kiểm tra

–          Hàng năm sẽ có ban giám sát đi kiểm tra từng cơ sở/trung tâm để đánh giá các tiêu chí hoạt động

–          Ban giám sát sẽ kiểm tra những nội dung cần thay đổi của cơ sở/trung tâm khi có quyết định cải tạo, sử đổi đối với cơ sở/trung tâm đó của ban điều hành.

  1. Kinh phí:

 

Close Menu
×
×

Cart