1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học Tâm lý – Giáo dục Hừng Đông được thành lập vào ngày 5/5/2015 với quyết định số 26 – 2015/QĐ – TWH của Hội Khoa học Tâm Lý Giáo dục Việt Nam, do sở Khoa học Công nghệ cấp giấy phép hoạt động.

Trải qua 5 năm hoạt động, hiện nay trung tâm đã và đang xây dựng được ba cơ sở chẩn đoán, đánh giá, tư vấn, đào tạo và can thiệp chất lượng và hiệu quả nhằm giúp đỡ trẻ có rối loạn phát triển có thể được học tập, hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh, trung tâm thực hiện việc xây dựng, kết nối các cơ sở chẩn đoán, đánh giá, can thiệp khác trên toàn quốc nhằm mục đích hướng tới những điều tốt nhất cho trẻ khuyết tật Việt Nam nói chung và trẻ có rối loạn phát triển nói riêng. . Cho đến tháng 5/2019, trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hừng Đông tiếp nhận đánh giá và tư vấn về rối loạn phát triển khoảng 5 – 7 trẻ/1 tuần, thực hiện tư vấn tâm lý cho 2 -3 thân chủ/1 tuần, can thiệp sớm cho hơn 60 trẻ tại trung tâm, can thiệp cá nhân tại nhà cho 10-15 trẻ và can thiệp sớm cho trẻ tại trường mầm mon là 10-15 trẻ, và dạy kỹ năng giao tiếp xã hội cho 30-40 trẻ từ tuổi thiếu niên đến thanh niên. Không dừng lại ở đó, trung bình mỗi tháng trung tâm tổ chức tập huấn cho phụ huynh một lần và trung bình hai tháng trung tâm tổ chức đợt đào tạo, tập huấn cho cá nhân, các tổ chức về chẩn đoán, đánh giá và can thiệp cho trẻ có rối loạn phát triển.

Trụ sở chính:Nhà C9 – ngõ 33 Đốc Ngữ – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Lớp can thiệp trong trường mầm non Việt-Bun, 27 Hương Viên, Hai Bà Trưng, HN

Cơ sở III: Nhà số 15A, ngách 33, ngõ 64 đường Kim Giang, Thanh Xuân, HN     

Điện thoại: 02466-864-865 / 0988-246-816

Email: [email protected]

Website:http://www.hungdongcenter.org

  1. SỨ MỆNH

Phát triển tối đa tiềm năng con người, giảm thiểu những hạn chế và khiếm khuyết. Xây dựng cộng đồng và xã hội bền vững và hạnh phúc.

III. NHIỆM VỤ

  1. Nghiên cứu những vấn đề của khoa học tâm lý – giáo dục liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của các khó khăn tâm lý, các rối loạn phát triển.
  2. Tư vấn và phản biện cho cá nhân và tổ chức về các vấn đề tâm lý – giáo dục nói chung và các rối loạn phát triển nói riêng.
  3. Thích nghi các trắc nghiệm tâm lý nói chung và trắc nghiệm chẩn đoán, đánh giá trẻ có rố loạn phát triển nói riêng.
  4. Cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu, can thiệp cho trẻ em và người lớn có khó khăn tâm lý và rối loạn phát triển; cung cấp dịch vụ bồi dưỡng, hợp tác đào tạo, hợp tác tập huấn theo nhu cầu của cá nhân và tổ chức nhằm giảm thiểu mặt hạn chế, phát triển và phát huy tối đa tiềm năng của con người.
  5. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM.
  6. Nghiên cứu khoa học

Trung tâm vẫn duy trì được hoạt động nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, thực hiện hàng năm

  • Nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp dựa trên cộng đồng, viết bằng tiếng Anh cho Hội thảo lần thứ nhất về rối loạn phát triển của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: “Establishment of theoretical and empirical bases of community-based behavioral intervention for children with autism spectrum disorders in Vietnam”; và trong kỷ yếu của Hội TLGDVN ở ĐH Hùng Vương”
  • Nghiên cứu về kỹ thuật phân tích nhiệm vụ đăng trong tạp chí khoa học giáo dục của ĐHSP Hà Nội “Phân tích nhiệm vụ cho các mục tiêu trong can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỉ”
  • Nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp kỹ năng xã hội được đăng trong kỷ yếu của Hội TLGDVN ở ĐH Hùng Vương “Đánh giá hiệu quả của can thiệp kỹ năng xã hội cho thanh niên tự kỷ chức năng cao: Báo cáo nghiên cứu trường hợp”
  • Nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp dựa trên cộng đồng, viết bằng tiếng Anh được đăng trên tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội“Establishment of theoretical and empirical bases of community-based behavioral intervention for children with autism spectrum disorders in Vietnam”
  • Năm 2018, TT được bổ sung thêm nguồn sách “Giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý” do TS. Trần Văn Công và cộng sự chắp bút.
  1. Can thiệp, trị liệu

a,  Hoạt động giáo dục đặc biệt và hỗ trợ hòa nhập:

– Can thiệp sớm cho trẻ ừ 12- 36 tháng.

– Hỗ trợ hòa nhập mầm non hòa nhập.

– Giáo dục tiền tiểu học, tiểu học hòa nhập.

  1. Hoạt động dạy kỹ năng xã hội:

Là một trong số những hoạt động được bắt đầu từ những ngày hình thành trung tâm. Trung tâm luôn chú trọng và quan tâm tới việc đào tạo cho trẻ những kỹ năng về giao tiếp, về kỹ năng chơi, kỹ năng ứng xử, kỹ năng nhận diện và kiểm soát các vấn đề hành vi và cảm xúc ở trẻ. Đảm nhiệm chính là Ths Vũ Văn Thuấn cùng nhóm 4 – 5 cộng sự trong các lĩnh vực về tâm lý học, công tác xã hội và giáo dục đặc biệt. Nhóm luôn tìm tòi và phát triển kỹ năng xã hội ngày càng đa dạng hơn từ đào tạo tập huấn cho các cơ sở can thiệp cho tới việc cung cấp trực tiếp hỗ trợ cho các trẻ và gia đình trẻ có nhu cầu. Hiện tại trung tâm luôn duy trì mức hỗ trợ thường xuyên khoảng 50 trẻ được chia theo độ tuổi và mức độ kỹ năng phù hợp thành các nhóm lớp.

+ Nhóm lớp kỹ năng xã hội cho trẻ từ 4-6 tuổi (nhóm tiền tiểu học) nhóm hướng tới các kỹ năng tuân thủ về quy tắc, hệ quả, hành vi, ý thức về hành vi; các kỹ năng mức độ khởi xướng cuộc hội thoại.

+ Nhóm lớp kỹ năng xã hội cho trẻ từ lớp 1 –lớp 5 (tiểu học) Các nội dung hướng tới các kỹ năng nhận diện hành vi có vấn đề, kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng chơi ở cấp độ phối hợp với bạn, kiểm soát các hành vi, cảm xúc của bản thân.

+ Nhóm lớp kỹ năng xã hội cho trẻ lứa tuổi THCS-THPT. Nội dung hướng tới các kỹ năng điều chỉnh bản thân, kỹ năng giao tiếp phát triển cuộc hội thoại ở mức độ cao; các kỹ năng đưa ra bình luận và ứng phó với những khó chịu của xã hội.

+ Nhóm lớp kỹ năng xã hội cho lứa tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên bao gồm các kỹ năng hướng tới làm việc; phối hợp với đồng nghiệp; các vấn đề về tình yêu; duy trì tình bạn)

  1. Đánh giá, chẩn đoán

– Hoạt động đánh giá vẫn được duy trì thường xuyên và là một hoạt động uy tín của trung tâm. Hàng năm số lượng ca đánh giá dao động khoảng 300 ca, được thực hiện bởi TS. Trần Văn Công và ThS. Vũ Văn Thuấn.

– Ngoài những ca đánh giá được thực hiện tại TT Hừng Đông, thì còn những ca đánh giá được tiến hành tại những địa điểm khác ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên…. Ngoài các ca là trẻ em Việt Nam, Trung tâm cũng tiếp nhận và đánh giá các ca trẻ em nước ngoài. Trung tâm có các mối quan hệ hợp tác với các trường quốc tế chất lượng cao để đánh giá, tư vấn và hỗ trợ học sinh quốc tế.

  1. Đào tạo, tập huấn, hội thảo

Trung tâm vẫn có những khóa tập huấn đào tạo hàng năm, với những chủ đề khác nhau như:

– Khóa đào tạo thiết lập các tiêu chuẩn hoạt động cho cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển

– Khóa đào tạo đáng giá trẻ rối loạn phát triển

– Khóa đào tạo thiết kế chương trình can thiệp

– Khóa đào tạo về kỹ năng xã hội

– Tập huấn về chơi cho cha mẹ có con tự kỷ

– Tập huấn về điều chỉnh hành vi

– Tập huấn về các kỹ thuật can thiệp cho con có bằng chứng khoa học

– Tham gia các hội thảo tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Cao đăng sư phạm Hà Nội, Hội tâm lý học Việt Nam

  1. QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN
  2. Cố vấn chuyên môn
  • Trần Văn Công – Giảng viên trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN
  1. Quản lý trực tiếp
  • Giám đốc trung tâm: ThS. Vũ Thị Thu Hiền

Chuyên môn: Thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên tại Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ có Rối loạn phát triển. Giám đốc là người trực tiếp theo dõi, đánh giá cho trẻ; giám sát xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục với từng trẻ can thiệp tại trung tâm; điều chỉnh phương pháp dạy, chương trình học phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

  • Phó giám đốc trung tâm: Vũ Văn Thuấn, chuyên môn: Tâm lý học lâm sàng, hiện công tác tại Khoa lâm sàng, Bệnh viên tâm thần Trung Ương I; phụ trách Công đoàn, quan hệ công chúng, mảng kỹ năng xã hội, đánh giá và tư vấn.
  • Phó giám đốc trung tâm: Nguyễn Thị Cẩm Trang, chuyên môn: Cử nhân quản lý nhân sự.Phụ trách hành chính – nhân sự của trung tâm.
  • Phụ trách kế hoạch – tài chính: Phan Lan Anh, chuyên môn: Cử nhân tài chính kế toán.
  1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
  • Đội ngũ giáo viên trẻ, giàu nhiệt nhuyết, đam mê và tình yêu với trẻ là một nhân tố quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong chất lượng của hoạt động can thiệp trẻ tại Trung Tâm.
  • Toàn bộ cán bộ giáo viên tốt nghiệp đúng chuyên ngànhcác ngành: Giáo dục đặc biệt, Tâm lý giáo dục, Công tác xã hội, mầm non, sư phạm tiểu học… tại các trường cao đẳng, sư phạm.
  • Được đào tạo bài bản và chuyên sau các phương pháp, kỹ thuật làm việc với trẻ đặc biệt.
  • Đội ngũ giáo viên được chuyên môn hóa theo từng mảng phù hợp với khó khăn của trẻ

VII. PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP.

  • Can thiệp về hành vi (ABA, PRT, trị liệu hành vi, nhận thức)
  • Can thiệp dựa trên tính cá nhân và sự phát triển (RDI, DIR/Floortime..)
  • Phương pháp kết hợp (ESDM)
  • Trị liệu giao tiếp (TEACCH, PECs)
  • Trị liệu giác quan/vận động

VIII. HÌNH THỨC CAN THIỆP.

  1. Can thiệp cá nhân theo giờ (Can thiệp 1-1):

– Căn cứ vào vấn đề của trẻ để lựa chọn hình thức can thiệp phù hợp.

– Can thiệp cá nhân theo giờ dành cho những trẻ có thể học hòa nhập ở trường mầm non, tiểu học

nhằm cung cấp thêm những kiến thức, kỹ năng để trẻ có thể hòa nhập cộng đồng.

  1. Can thiệp bán trú (thời gian từ thứ 2 đến thứ 7)

– Dành cho trẻ gặp khó khăn ở nhiều lĩnh vực và chưa thể hòa nhập cùng các bạn tại trường mầm non, tiểu học…

– Học các tiết học nhóm:

+ Buổi sáng: từ 8h đến 11h

+ Buổi chiều: Từ 14h20 đến 17h20

– Giờ cá nhân

– Trẻ sẽ được học các giờ học cá nhân từ 1-2h/ngày tùy theo gia đình đăng ký.

  1. Can thiệp nhóm Kỹ năng xã hội

– Dành cho các trẻ: chuẩn bị đến trường, đang học tiểu học, THCS

– Thời lượng: 2 buổi/tuần

– Vào các buổi chiều tối hoặc cuối tuần

  1. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
  • Thường xuyên có tập huấn, đào tạo, thi đánh giá năng lực nhằm nâng cao chuyên môn cho các bộ trung tâm
  • Hàng tháng, có họp chuyên môn toàn TT để trao đổi về tình hình trẻ và phương án hỗ trợ phù hợp
  • Thường xuyên có những trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình học tập của trẻ
  1. HỢP TÁC.
  • Trung tâm Hừng Đông có kết nối và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức như: Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; Mạng lưới cơ sở can thiệp trẻ rối loạn phát triển Việt Nam
  • Trung tâm hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn cho các trường và trung tâm từ Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc…
  • Và một số trường Đại học – cao đẳng trên địa bàn Hà Nội
  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT.

Trung tâm với 3 cơ sở can thiệp cùng hoạt động, cụ thể:

Cơ sở 1:Đặt tại quận Trung tâm của thành phố Hà Nội, Cơ sở 1 là trụ sở chính của trung tâm Hừng Đông với diện tích mặt bằng 60m2 với 5 tầng với 1 khu vận động và 6 phòng học phù hợp với hoạt động can thiệp cho trẻ.

 – Các phòng học được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập để phụ vụ cho việc giảng dạy của giáo viên. Trong các phòng học được trang bị đầy đủ camera, điều hòa, bình nóng lạnh, hệ thống ánh sáng đảm bảo do có nhiều của sổ đón được ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn điện,…

Cơ sở 2:Lớp can thiệp trong trường mầm non chất lượng cao Việt-Bun.Hoạt động với diện tích mặt sàn khoảng 100m2 với 2 phòng can thiệp và 1 khu vận động, phục vụ can thiệp hòa nhập cho các trẻ đang học tập tại trường và các khu vực lân cận…

Cơ sở 3:Hoạt động với diện tích mặt bằng 70m2 với hệ thống 5 tầng bao gồm 6 phòng can thiệp. Đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của trẻ đang can thiệp tại trung tâm.

Close Menu
×
×

Cart